Kết quả tìm kiếm theo từ khóa
02:14 13/10/2010
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác, dân tộc Phù Lá có rất nhiều ngày lễ tết: trong năm như tết Nguyên đán, tết tháng năm, tháng bảy, cơm mới. Ngoài tết cổ truyền Nguyên Đán, thì tết tháng Bảy “sì dì sừ sử”, hay người Phù Lá còn gọi là “lý tháng bảy” có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của các gia đình. Đây là ngày con cháu đón các cụ tổ tiên, ba đời, bốn đời, các linh hồn cô quạnh không có người thờ cúng được gia đình gọi về ăn tết và cầu mong các cụ tổ tiên phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia đình có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.
04:10 12/10/2010
“Văn hóa cồng chiêng của người Cơ Tu vốn nổi tiếng khắp vùng A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Nhưng cùng với sự thay đổi của xã hội và con người, tiếng cồng chiêng đang dần vắng bóng bởi những người chơi được loại nhạc cụ thiêng liêng này hầu hết đã về với Yàng”, già làng Quỳnh Khết, người có nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã tâm sự với chúng tôi như vậy
04:10 12/10/2010
Từ Tây Nguyên về nhận nhà mới trong “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em – Làng VHDL các dân tộc VN, đồng bào Tây Nguyên đã tổ chức Lễ cúng Bến nước tại ngôi làng mới của họ ngay giữa tại Thủ đô nghìn năm tuổi…
03:50 12/10/2010
Dự thảo "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2010)" và Dự thảo "Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng" được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã làm cho không khí thi đua lao động, sản xuất của cả nước trở nên hết sức sôi động và cùng nhau hướng về đại hội.
03:49 12/10/2010
Thăng Long-Hà Nội, ngàn năm yêu dấu đang tưng bừng các hoạt động chào mừng Đại lễ. Dòng người đổ về thủ đô ngày một nhiều hơn, trong số đó chúng tôi thấy không ít đồng bào dân tộc thiểu số cũng đến Hà Nội để hoà chung niềm hân hoan và chờ đợi giây phút Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Chúng tôi gặp một nhóm phụ nữ từ Lào Cai xuống vui Đại lễ ở khu vực Hồ Gươm. Chị Lò Thị Hoa nói: - Chúng mình là người dân tộc Nùng, Sapa (Lào Cai). Mọi người bảo, giờ ở Hà Nội vui lắm, nên xuống chơi". - Sao các chị biết giờ Hà Nội đang vui? Chị Lương Thị Nguyệt (một chị khác trong nhóm) tiếp lời: Trên ti vi, báo, đài nói lâu rồi, Hà Nội có Đại lễ mừng 1000 năm tuổi nên mới rủ nhau đi chơi. - Các đã đi được đâu chơi rồi? - Chị Giàng Thị Hoa nói: Mới chỉ đi chơi Hồ Gươm thôi. - Các chị thấy Hà Nội thế nào?
03:46 12/10/2010
Tin từ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Châu Đức, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh hiện đang được nâng cấp, sửa chữa với tổng kinh phí 494 triệu đồng từ nguồn ngân sách tạm ứng của UBND huyện Châu Đức. Việc nâng cấp, sửa chữa dự kiến hoàn thiện vào trung tuần tháng 10-2010.
03:44 12/10/2010
Mồng 6 Tết Bính Thìn - 1976, 100 thanh niên xung kích Thủ đô lên Tây Nguyên theo tiếng gọi "khai phá sơn lâm". Tiếp đó, tám tổng đội thanh niên xung kích với hơn 2.000 người từ tất cả các khu phố và huyện ngoại thành đồng loạt lên đường vào vùng đất này. Họ mở đường, khai hoang, lập lán trại và gieo những hạt giống đầu tiên lên mảnh đất hoang cằn. Không thể kể hết những tháng ngày gian khó ấy với sốt rét rừng, đói cơm, nhạt muối và bao nhiêu hiểm nguy rình rập.
03:42 12/10/2010
Dân tộc Si La chỉ có khoảng 700 người sống chủ yếu ở hai bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và bản Nậm Sin, xã Cung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
03:36 12/10/2010
Hiện toàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có trên 90% diện cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ học vấn hết tiểu học, nhiều đồng chí có trình độ sơ cấp lý luận và được đào tạo về chuyên môn; gần 20% cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học chuyên ngành và trên 15% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị.
03:32 12/10/2010
Theo quan niệm của người Giarai Mthur ở Đắc Bằng và Ia Rto, khi người ta chết thì hồn người chết (m’ngắt dêi) biến thành ma (atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết. Sau khi chết, hồn ma biến thành con nhện (vak vai). Bà Jung thả con nhện lên mặt đất. Khi chết, nhện biến thành giọt sương (ia ngom) rồi tan vào đất. Bà Jung lấy đất có thấm giọt sương đó làm ra người - rồi cho nhập vào những người phụ nữ có chửa. Khi người phụ nữ sinh con thì hồn ma lại trở về với kiếp người.