Tăng cường dự phòng và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
12:24 PM 03/05/2018 | Lượt xem: 2955 In bài viết |Dự án trên được thực hiện tại thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh từ năm 2018 đến năm 2021 với nguồn vốn ODA không hoàn lại là 2.251.498 USD.
Mục tiêu của Dự án là tăng cường vai trò của tổ chức xã hội trong xây dựng bằng chứng, phát triển các sáng kiến về mô hình can thiệp dự phòng và dịch vụ ứng phó với bạo lực và các hành vi có hại trên cơ sở giới.
Kết quả chính của Dự án mang lại là tiến hành các nghiên cứu và thí điểm mô hình hướng tới dự phòng và ứng phó hiệu quả hơn với bạo lực và hành vi có hại do bất bình đẳng giới; truyền thông nhằm góp phần thay đổi nhận thức về bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới, đồng thời để kích cầu cho các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp mà Dự án cung cấp. Bên cạnh đó, xây dựng và củng cố năng lực truyền thông và vận động xã hội cho các tổ chức cộng đồng về các vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, tiếp cận dịch vụ xã hội và y tế.
Cung cấp và thúc đẩy sự tham gia của nhiều ban, ngành trong hỗ trợ, can thiệp các trường hợp khẩn cấp đối với bạo lực điển hình được phát hiện, qua đó sử dụng và chia sẻ kinh nghiệm cho quy chuẩn dịch vụ trong Dự án VNM9P02 hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNFPA trong Chương trình quốc gia 9.
Dự án triển khai thí điểm mô hình "Người cha trách nhiệm" với nam giới ở thành thị để rút kinh nghiệm và tổng kết cùng mô hình "Người cha trách nhiệm" với nam giới ở vùng nông thôn do Trung ương Hội Nông dân Việt nam thực hiện thí điểm trong khuôn khổ Dự án VNM9P02 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhằm khuyến nghị nhân rộng.
Việt Cường