Thông tin giá cả thị trường số 2/2017

12:00 AM 02/05/2017 |   Lượt xem: 2620 |   In bài viết | 

TIÊU ĐIỂM

Đông Nam bộ: Rộn ràng làng hoa tết

Hiện nay, các nhà vườn trồng hoa ở vùng Đông Nam bộ đang gấp rút thực hiện các công đoạn cuối vụ để chuẩn bị cho một mùa hoa bội thu.

Nhà vườnrộnràng vào vụ

Làng hoa Phúc Nhạc là vựa hoa lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chuyên trồng hoa cung cấp cho thị trường trong tỉnh, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ. Chừng nửa tháng qua, 80% lượng hoa tại các nhà vườn đã được thương lái đặt hàng, nên người trồng hoa thêm phần phấn chấn. Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Thông, người trồng hoa ở ấp Phúc Nhạc 2, xã Gia Tân 3 khi đang tưới nước trong vườn. Anh Thông thổ lộ: “Cũng như mọi năm, năm nay nhà mình trồng hơn 1.000 chậu cúc vàng và một ít hoa mào gà, cát tường. Dự kiến dịp tết này, gia đình sẽ bán hết hoa trong vườn”.

Chúng tôi lại tìm về phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), vùng đất nổi tiếng với nghề trồng hoa tết từ vài chục năm nay. Nơi đây, người dân lấy cây hoa thay cho cây lúa, cây rau để mưu sinh. Hiện toàn phường có khoảng 80 hộ trồng hoa với diện tích trên 20 héc-ta. Ông Mai Hồng Sơn - một người gắn bó với nghề trồng hoa trên 20 năm cho biết, gia đình hiện tại có 5.000 cây hoa lay ơn, 3.000 chậu hoa hồng, 2.500 cây trạng nguyên, hơn 5.000 chậu cát tường, 8.000 cây ly ly và trên 10.000 chậu hoa cúc đang chờ thương lái đến chở đi.

Mừng vì hoa đượcgiá

Để có những chậu hoa nở đẹp tới người tiêu dùng trong những ngày tết, bà con trồng hoa đã đổ biết bao tâm huyết, công sức vào những chậu hoa của mình. Theo nông dân các làng hoa ở vùng Đông Nam bộ, thời tiết năm 2016, có nhiều diễn biến thất thường, đặc biệt là mưa lớn đã khiến người dân gặp không ít tổn thất. Chị Lê Thị Sen, một người chuyên làm công cho các nhà vườn ở xã Quang Trung (Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, mưa nhiều khiến hoa bị ngập úng, chậm phát triển, đã có trường hợp bị mất trắng cả vườn do không kịp ứng biến với thời tiết. Bên cạnh đó, tình hình sâu bệnh tấn công cây hoa làm tăng chi phí thuốc trừ sâu, công chăm sóc. Điều an ủi là giá cả năm nay cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là với các loại hoa khó trồng như trạng nguyên, ly ly và một số loại hoa khác. Theo đó, 1 cặp chậu cúc đại đóa cũng có giá từ 400.000 - 1,5 triệu đồng...

Không chỉ mang lại thu nhập cho chủ vườn, nghề trồng hoa tết cũng tạo công ăn việc làm cho chính bà con trong các làng hoa. Tại phường Kim Dinh, vào mỗi lúc cận kề ngày thu hoạch, hầu hết các nhà vườn đều phải thuê người tập trung chăm sóc cho hoa, giá khoảng 200.000 đồng/người/ngày công, còn với ngày bình thường thì chỉ khoảng 140.000 - 160.000 đồng. Ông Trần Phúc Lang, Chủ tịch Hội Nông dân phường Kim Dinh cho biết, giữa năm do thời tiết bất lợi, mưa nhiều nên hoa tại các nhà vườn chậm phát triển. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, thời tiết mát mẻ, nắng đẹp nên hoa ra đúng vụ. Nông dân trong vùng rất phấn khởi bởi hoa được giá và đã được đặt mua hết.

Chia tay các làng hoa tết vào thời điểm tiết trời sắp sang xuân, chúng tôi không quên gửi lời cầu chúc “mua may, bán đắt” đến với các chủ vườn. Chắc chắn rằng, những nông dân đang làm đẹp thêm cho mùa xuân bằng các sắc màu tươi tắn của hoa tết - sẽ đón một năm mới rất vui, vì hoa đưa ra thị trường được giá.

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG

 Hàng Việt về miền núi: Chất lượng đảm bảo, giá hợp lý

Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi không chỉ tạo ra sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người dân mà còn giúp chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người tiêu dùng. Từ hiệu ứng của chương trình này, các doanh nghiệp đã tự tổ chức bán hàng lưu động ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tiếp cận, mua sắm hàng hóa, nhất là hàng sản xuất trong nước của bà con.

Bình Thuận: Đưa hàng về 11 xã vùng cao

Để đồng bào các xã miền núi có điều kiện mua sắm hàng hóa chất lượng với giá bình ổn, tỉnh Bình Thuận đã tăng cường đưa hàng bình ổn giá về phục vụ ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết 2017. Chương trình bán hàng lưu động đưa hàng về bán tại 11 xã vùng cao, vùng thuần đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Đợt 1 được triển khai từ ngày 10 - 11/1/2017 và đợt 2 từ ngày 14 - 16/1/2017 phục vụ bà con vùng cao đón Tết Đinh Dậu 2017. So với mọi năm, lượng hàng hóa được đưa về các địa phương ít hơn nhưng chủng loại phong phú và đa dạng hơn.

Trong dịp này, những chiếc xe bán hàng lưu động của Trung tâm Dịch vụ miền núi - Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã đưa hàng hóa về phục vụ tận tay bà con tại 11 xã vùng cao. Các mặt hàng thực phẩm thiết yếu được bán tại đây là: gạo tẻ các loại, gạo nếp, muối, dầu ăn các loại và bột ngọt được bán bình ổn với giá bán bằng hoặc thấp hơn giá thị trường 5%.

Vĩnh Long: Hàng hóa tham gia bình ổn tăng 20%

Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, hiện đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký cung ứng một số nhóm hàng thiết yếu trong dịp tết với mức giá bình ổn. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn -Vĩnh Long (Co.opMart) chuẩn bị các mặt hàng tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến tổ chức 5 phiên chợ hàng Việt về nông thôn và 6 điểm bán hàng lưu động về các xã vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm dịp tết của người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ khó khăn.

Chương trình bình ổn thị trường Tết Đinh Dậu 2017 tại Vĩnh Long sẽ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3/2017. Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn tăng khoảng 20% so với tháng bình thường trong năm. Hàng hóa phục vụ trong chương trình phải bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Giá bán bằng hoặc thấp hơn các mặt hàng cùng chủng loại, chất lượng và cùng thời điểm trên thị trường 5%.

Ngay trong tuần cuối tháng 12/2016, Vĩnh Long đã liên tục tổ chức các phiên chợhàng Việt về thị trường nông thôn, miền núi. Mở đầu là Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Công thương Vĩnh Long) phối hợp với UBND huyện Trà Ôn tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn. Phiên chợ cóquy mô 43 gian hàng với sựtham gia của 30 doanh nghiệp trong vàngoài tỉnh. Các doanh nghiệp đã tham gia trưng bày nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao thuộc các nhóm ngành hàng như: đồgia dụng, lương thực thực phẩm, may mặc, điện tửviễn thông, các sản phẩm làng nghềtiêu biểu... với mẫu mãphong phú, đa dạng, phục vụngười tiêu dùng mua sắm tết. Tổng kinh phítổchức phiên chợ105 triệu đồng. Phiên chợ là cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm, tìm hiểu thông tin khách hàng, thị trường, tìm kiếm đối tác. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao, từđóthay đổi nhận thức trong tiêu dùng. Sau phiên chợtại huyện TràÔn, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục tổchức các phiên chợ tại huyện Tam Bình và Bình Tân vào tuần đầu tháng 1/2017.

KonTum: Sử dụng xe lưu động bán hàng bình ổn giá

Sở Công Thương Kon Tum đã triển khai bán hàng bình ổn giá bằng xe lưu động tại xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hoá dịp Tết Đinh Dậu của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các xe bán hàng lưu động này tiếp tục bán hàng tại các xã vùng khó khăn, vùng sâu của các địa phương khác của tỉnh. Thời gian hoạt động kéo dài cho đến hết ngày 24/1/2017.

Hoạt động trên là một trong những nội dung quan trọng của “Chương trình bình ổn giá cả hàng hoá” trong dịp tết, góp phần ổn định thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá đột biến ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và góp phần tuyên truyền đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.

MUA GÌ -  BÁN GÌ

Quảng Trị: Chuối mốc bán chạy

Huyện Hướng Hóa được xem là “thủ phủ” chuối của tỉnh Quảng Trị với trên 500 héc-ta chuối được trồng trên địa bàn. Cây chuối mốc được người dân trồng đại trà và được xem là cây chủ lực, giúp người dân ở các xã như: Tân Long, Tân Thành, Vùng Lìa... của huyện biên giới Hướng Hóa thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, những ngày cận Tết Đinh Dậu, hàng trăm nông dân ở huyện miền núi tỉnh Quảng Trị vận chuyển những buồng chuối mốc đẹp tập trung về ngã ba xã Tân Long (huyện Hướng Hóa) để chào hàng. Từng đoàn xe tải, xe khách nối đuôi nhau để thu mua, vận chuyển chuối tỏa đi các địa phương khác tiêu thụ. Hàng trăm tấn chuối được tung ra thị trường phục vụ cho dịp Tết Đinh Dậu với giá dao động từ 200.000 đồng đến cả triệu đồng/buồng. P.V

huyện Tuy Đức (ĐắkNông): Trồng khoai lang xuất khẩu

Từ một cây chống đói, khoai lang đã được nông dân ở huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông biến thành sản phẩm hàng hoá, được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính. Ở vùng biên giới này, cây khoai lang ngày càng bao phủ rộng khắp, trở thành cây trồng giúp bà con làm giàu. Đến nay, toàn huyện đã có trên 2.200 héc-ta trồng khoai lang, thuộc địa bàn 3 xã: Đắk Buk So, Quảng Tâm, Quảng Trực.

Thời gian qua, huyện đã xây dựng được thương hiệu khoai Tuy Đức nên thu hút nhiều công ty từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thu mua chế biến để xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là thị trường Nhật, Singapore.

Trên địa bàn huyện Tuy Ðức cũng đã có 2 cơ sở chế biến khoai thô, đóng gói để xuất đi Đài Loan và Nhật Bản. Ngoài những điểm thu mua chính, còn rất nhiều thương lái nhỏ đến tận vườn thu mua, đầu ra của sản phẩm tương đối tốt.

Giá lúa tăng nhẹ

Trong tuần, giá lúa tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg. Tại An Giang, lúa IR50404 tăng từ 4.300 đồng/kg lên 4.500 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM 2514, OM 4218 tăng từ 4.700 đồng/kg lên 4.900 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 khô tăng từ 5.000 đồng/kg lên 5.200 đồng/kg. Tại Bạc Liêu, lúa tươi giống ngắn ngày giống OM 5451, OM 6976, OM 2517 giá thu mua dao động từ 4.800 - 5.300 đồng/kg. Giá thu mua lúa của Công ty Lương thực tỉnh Bạc Liêu ổn định ở mức 5.600 - 5.700 đồng/kg (lúa khô). 

huyện Chợ Mới (An Giang): Cây xoài 3 màu cho giá trị kinh tế cao

Những năm gần đây, cây xoài 3 màu đã bén duyên và chiếm vị trí độc tôn ở cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Hàng trăm hộ dân đổi đời, phất lên nhờ cây xoài 3 màu còn gọi là xoài Đài Loan. Do áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa cho thu hoạch rải vụ nên xoài cho trái quanh năm, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu.

Theo thống kê chưa đầy đủ, với giá bán 20.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên trên 40.000 đồng/kg, bà con trồng xoài đã thu về hàng trăm tỷ đồng. Hiệu quả từ trồng xoài đã góp phần tăng thu nhập bình quân của xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới từ 21 triệu đồng/người năm 2011 lên hơn 35 triệu đồng/người năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4%.

Để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán khi người dân đua nhau trồng xoài hoặc lệ thuộc vào một thị trường, chính quyền địa phương đã quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm đạt chất lượng cao có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường khác. 

huyện Tân Phú (Đồng Nai): Tôm càng xanh đắt hàng dịp tết

Xã miền núi Trà Cổ, huyện Tân Phú được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh với diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh Đồng Nai. Toàn xã hiện có 42 hộ nuôi tôm càng xanh với tổng diện tích khoảng 45 héc-ta tập trung ở ấp 4 và 5. Những ngày cận Tết Ðinh Dậu 2017, bà con nuôi tôm tập trung thuê mướn nhân lực để thu hoạch ao tôm bán tết. Tôm càng xanh nuôi khoảng 4 tháng là cho thu hoạch. Những con tôm không đủ trọng lượng sẽ được thả xuống lại để nuôi thêm khoảng một tháng sau tiếp tục thu hoạch. Cứ xoay vòng liên tục các ao nuôi như vậy nên tuần nào các hộ dân cũng có tôm bán. Tôm càng xanh ở địa phương nuôi đạt khoảng 20 con/kg, giá bán hiện tại giao động từ 160.000 – 180.000/kg, mỗi héc-ta cho thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm.

Nuôi tôm càng xanh là mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại cuộc sống khấm khá cho nông dân. Chính quyền địa phương cũng đang hướng dẫn người dân phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm phát triển thương hiệu đặc sản tôm càng xanh Trà Cổ. 

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Tây Nguyên: Đy mnh canh tác tiêu sch, bn vng

Những ngày cuối năm 2016, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cùng các doanh nghiệp hội viên đã thực hiện chuyến khảo sát nhằm đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu niên vụ 2016 - 2017 của một số tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm: Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai… Đây cũng là nơi có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Diệntíchhồ tiêu pháttriểnmới cho năng suấtcao

Địa bàn khảo sát là các huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn của tỉnh. Cụ thể là các huyện Bù Đốp (Bình Phước), Đắk R’lấp (Đắk Nông), Cư Kuin và Ea H’leo (Đắk Lắk) và Đắk Đoa, Chư Pưh (Gia Lai). Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích tiêu trồng mới năm 2016 tăng khoảng 15 - 20%. Phần lớn diện tích trồng mới là diện tích được trồng thay thế cây cà phê và cao su. Tổng hợp cả diện tích mới bắt đầu cho khai thác và diện tích cũ, ước sản lượng hồ tiêu vụ mới 2016 - 2017 sẽ tăng 15 - 20% so với sản lượng vụ 2015 - 2016. Như vậy, sản lượng hồ tiêu năm 2017 cả nước ước đạt khoảng 180.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng trồng mới có chiều hướng giảm. Nhiều nông dân cho biết, vụ này họ chỉ trồng dặm lại vườn cũ, không trồng mới do lo sợ không có đầu ra.

Về năng suất, hầu hết những diện tích hồ tiêu phát triển mới đều cho năng suất cao. Ví như ở huyện Đắk Đoa có tới 90% tổng diện tích hồ tiêu đang bắt đầu cho thu hoạch chính vụ 2016 - 2017 trong thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 tới với năng suất đạt khá cao, trung bình 5 tấn/héc-ta. Tuy nhiên, dự kiến những vườn tiêu trên 10 năm, năng suất vụ 2016 - 2017 sắp thu hoạch sẽ giảm khoảng 30% so với vụ 2015 – 2016. Đặc biệt, ở các huyện đã phát triển hồ tiêu lâu năm như: Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai), Ea Ktur Cư Kuin (Đắk Lắk) năng suất giảm tới 60 - 70%, có nhiều vườn gần như không có trái. Nguyên nhân là do đợt hạn đầu năm 2016, đa số cây tiêu bị chết rễ, không thể phục hồi dù năm nay sâu bệnh gây hại ít hơn năm trước và vẫn được chăm sóc rất kỹ.

Đẩy mạnh canh tác tiêu sạch, bền vững

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, các hộ nông dân và cán bộ quản lý nông nghiệp huyện đều nắm khá rõ về tình hình của ngành hồ tiêu. Hướng tới mục tiêu canh tác bền vững, 100% hộ nông dân đều dùng phân chuồng được trộn men vi sinh ủ để bón lót cho cây, đồng thời hạn chế dùng thuốc BVTV. Vụ này, cây tiêu được bón lót phân chuồng khá cứng cáp, sâu bệnh cũng rất ít, nên gần như không phải dùng thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc Carbendazim. Điều đáng mừng là bà con đã nắm rất vững kỹ thuật trồng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Các hộ không còn tập trung vào việc tăng năng suất bằng mọi giá như nhiều năm trước mà đều quan tâm trồng theo hướng sinh thái. Đó là dùng cây trụ sống, tỉa cành, tạo tán để tạo môi trường mát, giữ ẩm mùa khô, làm rãnh thoát nước mùa mưa, đầu tư hệ thống tưới để chủ động cung cấp nước cho cây, làm lưới che cho các vườn tiêu tơ… Chính vì vậy, các vườn tiêu đều sinh trưởng khá tốt, chất lượng hồ tiêu thời gian tới chắc chắn sẽ được cải thiện hơn.

Hiện nay, bà con đã bắt đầu nhận thức được các nước nhập khẩu yêu cầu tiêu canh tác sạch, nên nếu sản xuất theo hướng cũ, chỉ chú trọng năng suất sẽ không có đầu ra. Vì vậy, tất cả các vùng trồng hồ tiêu lớn đều đang đẩy mạnh triển khai mô hình nông dân tự liên kết và kết hợp với doanh nghiệp để sản xuất hồ tiêu sạch. Tuy nhiên, các hộ nông dân đang hết sức lo lắng trước tình trạng quản lý giống, phân bón và thuốc BVTV, bởi khó có thể phân biệt được thật - giả trong mê hồn trận các loại vật tư nông nghiệp trên thị trường hiện nay.

Dự báo, vụ thu hoạch hồ tiêu 2016 - 2017 năm nay sẽ muộn hơn so với năm trước do năm nay hạn đầu vụ, mưa muộn tháng 5 - 6 nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tiêu. Tại các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, hiện nay hạt tiêu đều chưa thật chắc. Nông dân dự kiến sẽ bắt đầu thu vào tháng 2/2017, thu rộ trong tháng 3/2017.

HÀNG VIỆT

Lai Châu: Người tiêu dùng ưa chung hàng Vit Nam

Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) tỉnh Lai Châu, sau 7 năm triển khai, CVĐ đã giúp hàng Việt Nam ngày càng được bà con trên địa bàn tỉnh ưa chuộng.

Là địa phương miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhu cầu sử dụng hàng hóa có chất lượng, giá rẻ của người tiêu dùng Lai Châu rất lớn. Do đó, trước đây, hàng Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường địa phương miền núi này.

Hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều năm nay, Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ và người dân trong tỉnh thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, các cơ quan thông tấn báo chí… Ban chỉ đạo cũng chủ động phối hợp với các ngành chức năng chỉ đạo tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, phối hợp, đề xuất các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân phát triển sản xuất, ưu tiên các sản phẩm có chất lượng với giá cả phải chăng.

Hàng hóa tốt, cộng với hoạt động tuyên truyền được triển khai tích cực, nhận thức của người tiêu dùng đã từng bước thay đổi theo hướng ưu tiên sử dụng hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Trong đó, các mặt hàng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn là quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm… Bên cạnh yếu tố giá, đến nay, người tiêu dùng Lai Châu còn quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm cho sức khỏe của người sử dụng. Các sản phẩm Việt cơ bản đáp ứng được yêu cầu này.

Nhằm hỗ trợ cho bà con dễ dàng mua sắm hàng hóa Việt với chất lượng tốt, triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, tỉnh Lai Châu đã xây dựng 4 Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và thành phố Lai Châu. Đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết hợp với đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt. Nhờ đó, hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa ngày càng được củng cố và phát triển. Nhiều mặt hàng uy tín của địa phương có cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh.

Để duy trì kết quả, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ và người dân. Các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp hàng hóa cũng được khuyến cáo cần quan tâm đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khảo sát của Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh Lai Châu cho thấy, người dân ngày càng ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt cho nhu cầu tiêu dùng. Tỷ lệ hàng hóa Việt cũng tăng lên nhanh chóng và chiếm tỷ lệ lớn tại các kênh phân phối trong tỉnh.

CHỐNG BUÔN LẬU - GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Tăng cường tuần tra khu vực biên giới

Tỉnh Bình Phước có trên 260 km đường biên giới giáp với Campuchia, trải dài trên địa bàn 15 xã biên giới, thuộc 3 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập. Lượng hàng hóa, phương tiện lưu thông qua lại khu vực biên giới ngày càng gia tăng, đặc biệt trong những ngày giáp tết.

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, một số đối tượng đã lợi dụng những đường mòn, lối mở để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vào thị trường nội địa. Các mặt hàng được vận chuyển nhiều là các mặt hàng tiêu dùng như: thuốc lá, đường cát, nước ngọt, bia, lâm sản, pháo nổ... Các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm vận chuyển hàng hóa. Các chủ đầu nậu thuê cửu vạn là bà con địa phương dùng các loại xe máy tự chế vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Bên cạnh đó, một số người dân ở khu vực biên giới cũng tranh thủ mua hàng, cất giấu trong các phương tiện để về bán kiếm lời khiến lực lượng chức năng rất khó phát hiện.

Trước tình hình trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Bình Phước đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, hải quan đứng chân trên địa bàn thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên khu vực biên giới. Đặc biệt là những đường mòn, lối mở và các cửa khẩu. Đồng thời, tiến hành rà soát, lập danh sách theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các đầu nậu, các đối tượng tham gia buôn lậu... Bên cạnh việc răn đe, giáo dục những đối tượng này, các đơn vị biên phòng còn yêu cầu họ ký cam kết không tham gia buôn bán trái phép các loại hàng hóa hoặc tiếp tay cho buôn lậu. Các đồn biên phòng thành lập các tổ công tác đến từng thôn, xóm giáp biên tuyên truyền, vận động nhân dân không tiếp tay cho bọn buôn lậu, chủ động tố giác các hành vi vi phạm pháp luật để cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng biên phòng và các cơ quan chức năng, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới thời gian qua đã giảm đáng kể, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội trên tuyến biên giới của tỉnh Bình Phước…

Bình Định: Hàng giả, hàng lậu gia tăng

Theo Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) - Công an tỉnh Bình Định, vào thời điểm cuối năm, hàng giả, hàng nhái đang có xu hướng gia tăng. Hàng hóa vi phạm bị bắt giữ chủ yếu là: thuốc lá, mỹ phẩm các loại, đồ điện tử, phân bón, vải, quần áo… Ngoài phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi như chia nhỏ hàng hóa, ngụy trang nhiều kiểu để dễ vận chuyển, tiêu thụ và tẩu tán khi bị phát hiện; các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại còn sử dụng thủ đoạn quay vòng hóa đơn để đối phó với cơ quan pháp luật. Trong khi đó, người dân vẫn thiếu kiến thức để phân biệt hàng thật, giả; các đại lý, cửa hàng vì lợi nhuận đã tiếp tay phân phối hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng ra thị trường, xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất.

Trước tình hình đó, PC46 đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với nạn buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng đạt hiệu quả. Nhờ vậy, chỉ từ đầu tháng 1/2017 đến nay, PC46 đã phát hiện 5 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thời gian tới, PC 46 sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không tiếp tay mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong đó, sẽ tập trung kiểm tra, xử lý tình trạng vận chuyển, buôn bán các mặt hàng cấm như: pháo nổ, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, rượu, bia, nước giải khát ngoại. Đồng thời, tăng cường nắm bắt tình hình, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bình ổn giá trong dịp Tết Đinh Dậu 2017.

(Thông tin do Báo Công Thương và Cổng Thông tin điện tử UBDT phối hợp thực hiện)