Khơi dậy tiềm năng thế mạnh phát triển nhanh kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi Ba Vì
09:04 AM 13/10/2010 | Lượt xem: 3496 In bài viết |Thuộc vùng đất cổ Xứ Đoài, địa hình bán sơn địa, cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, huyện Ba Vì có diện tích đất tự nhiên trên 428 km2, hình thành 3 vùng địa hình rõ rệt: Vùng núi, đồi gò và đồng bằng. Dân số trên 26 vạn người, gồm 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao (trong đó, trên 2,2 vạn người thuộc dân tộc Mường, dân tộc Dao) và một số dân tộc thiểu số khác. Đơn vị hành chính gồm 30 xã và 01 thị trấn.
Từ Thủ đô, có thể đến với Ba Vì bằng nhiều đường giao thông khác nhau: Đường bộ (Quốc lộ 32, Đường Láng - Hòa Lạc), đường thủy (Sông Đà, Sông Hồng) hoặc có thể đến Ba Vì từ các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tương đối thuận tiện. Là nơi tập trung nhiều thiết chế lịch sử - văn hóa dân tộc như đình, chùa, đền, miếu... với hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 67 di tích đã được xếp hạng (đặc biệt có những ngôi đình cổ nhất, kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam như: Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, Đình Chu Quyến...). Đặc biệt, Huyện có 7 xã miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người dân tộc thiểu số, tạo nên nét đặc trưng cho một Thủ đô văn minh, hiện đại đồng thời đậm đà bản sắc dân tộc.
Ba Vì có 7 xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 19.943 ha, chiếm 46,5% dân số toàn huyện, dân số khoảng trên 62.000 người chiếm 25% dân số huyện. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân định các khu vực dân tộc miền núi theo trình độ phát triển, hiện nay, các xã miền núi Huyện Ba Vì được phân loại như sau: Các xã thuộc khu vực I: Ba trại, Tản Lĩnh; Các xã thuộc khu vực II: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài.
Đây là nơi tập trung sinh sống của 24.151 người dân tộc thiểu số chiếm 40% tổng số dân các xã miền núi, sống tập trung tại 72 thôn bản trên địa bàn (trong đó có 03 thôn người Dao thuộc xã Ba Vì). Các thôn bản có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tập trung quanh chân núi, số thôn còn lại, bà con dân tộc sống xen ghép với đồng bào dân tộc kinh, kết quả của công tác di dân, định canh, định cư qua nhiều thời kỳ. Ngoài 7 xã miền núi, Huyện Ba Vì còn có 10 xã, thị trấn có thành phần người dân tộc (Tây Đằng, Chu Minh, Minh Châu, Tiên phong, Thụy An, Đồng Thái, Cổ Đô, Phong Vân, Phú Châu, Tản Hồng). Bên cạnh 02 dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ lớn là dân tộc Mường và dân tộc Dao, Huyện Ba Vì còn có 8 thành phần dân tộc thiểu số khác như: Tày, Nùng, Thái, Cống, Sán Chỉ, Eđê, Khơ me, Cao Lan (trong đó: Dân tộc Cao lan có 01 người, dân tộc Sán Chỉ có 01 người).
Các xã miền núi Ba Vì tự hào là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, mang đậm nét văn hóa Việt cổ (văn hóa Việt - Mường). Đặc biệt, cụm di tích Đền Hạ - Đền Trung-Đền Thượng thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định quy hoạch tổng thể khu di tích Tản Viên Sơn Thánh, làm cơ sở để các cấp, các ngành tập trung đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Hiện nay, khu vực này còn lưu giữ một số phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, múa hát Sênh Tiền, Sắc Bùa... của dân tộc Mường; Múa chuông, Tết Nhảy... của đồng bào dân tộc Dao).
Đặc biệt nhất, đây là nơi có tiềm năng phát triển chăn nuôi và du lịch, dịch vụ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của các xã miền núi. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng dự án phát triển đàn bò thịt, bò sữa giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh các Trung tâm lớn của Trung ương và Thành phố, hiện nay, trên địa bàn đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng các tiến bộ khoa học (nhà xưởng, giống, kỹ thuật chăm sóc...) vào sản xuất, góp phần tác động tích cực vào phân công, bố trí lao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu. Từ năm 2005 đến nay, đàn bò khoảng 12.954 con, tăng 1.354 con (trong đó, bò sữa gần 2000 con); Đàn lợn 61.789 con, tăng 26.128 con, đàn gia cầm khoảng trên 200.000 con. Chất lượng chăn nuôi ngày được nâng lên đi đôi với việc bảo vệ môi trường, cung cấp chất đốt tự nhiên thông qua mô hình hầm khí biogas đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội khá cao; Riêng đàn bò sữa đạt 3.700 con, góp phần đưa huyện Ba Vì là huyện dẫn đầu Thành phố về chăn nuôi bò sữa và gia súc, gia cầm. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hện việc trồng, chăm sóc và bảo vệ khoảng 150-200 ha rừng, chỉ đạo, phối hợp các địa phương với hạt kiểm lâm, Vườn Quốc gia Ba Vì phòng ngừa và ngăn chặn cháy rừng. 5 năm trở lại đây không để xảy ra một vụ cháy rừng nào, duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng góp phần gìn giữ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của huyện.
Với tiềm năng, thế mạnh, những năm gần đây, du lịch Ba Vì từng bước phát triển. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn miền núi, bên cạnh một số doanh nghiệp và khu du lịch hoạt động đã có nề nếp, kinh doanh có hiệu quả như: Du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn-Thác Ngà, Vườn Quốc Gia, Tản Đà reshop... còn một số khu vực và đơn vị đang từng bước đầu tư và chuẩn bị đầu tư tại khu vực sườn Tây núi Ba Vì (Du lịch Suối Cái xã Minh Quang, Suối Bóp xã Khánh Thượng và một số địa điểm hấp dẫn khác...) nằm trong quy hoạch du lịch sườn Tây, hứa hẹn cho một vùng du lịch giàu tiềm năng, phát triển trong tương lai gần, tạo điều kiện về việc làm, phân công lao động trên địa bàn các xã theo hướng tăng dịch vụ, thương mại đồng thời tác động tích cực việc tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa cho nông dân.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Tập trung chủ yếu vào một số làng nghề và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng Minh Hồng-Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại). Bên cạnh đó, sản phẩm chè búp Ba Trại và các xã trong vùng đang được thu mua, chế biến tại Công ty cổ phần Việt - Mông, số lượng khoảng 3000 tấn/năm, góp phần bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân các xã miền núi. Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm sữa bò Ba Vì và chè búp Ba Vì, kích thích sản xuất, tiêu dùng, tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo, thu hút đầu tư và đầu tư có hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật các xã miền núi từng bước được nâng cấp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã quan tâm đầu tư thông qua các chương trình: 134, 135 và Chương trình mục tiêu Quốc gia lên tới hàng trăm tỷ đồng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và đời sống đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, các xã miền núi dân tộc của Huyện kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp (7.300.000 đồng), tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện và thành phố (37,6%); Diện tích đất canh tác thấp, nhất là xã Ba Vì, sau khi bàn giao diện tích cho Vườn Quốc Gia, diện tích bị thu hẹp cả xã chỉ có 18 ha đất trồng lúa, bình quân 04 khẩu/sào, còn lại là đất vườn tạp và đất trồng cây lâm nghiệp. Quy mô sản xuất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ; Công trình thủy lợi chủ yếu dựa vào hệ thống tự chảy, nhiều nơi gieo cấy không đúng với thời vụ vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng. Tình trạng chuồng trại chăn nuôi trong khu dân cư vẫn còn cao, gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm chăn nuôi chưa được quan tâm bao tiêu, giá cả thức ăn và vật tư không ổn định (giống, thức ăn, thuốc bảo vệ giá cao trong khi giá sản phẩm thấp), gây tổn thất nhiều cho người chăn nuôi. Thương mại, dịch vụ, du lịch đang trên đà phát triển. Song, các hoạt động dịch vụ thương mại còn đơn điệu, nhỏ lẻ. Khu vực miền núi chưa có Trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm. Việc quảng bá và giới tiệu sản phẩm còn hạn chế, nên chưa thực sự thu hút sự chú ý và kích thích người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn; kinh doanh du lịch và phối hợp du lịch với dịch vụ và sản xuất chưa thực sự gắn kết. Lao động trên địa bàn tham gia hoạt động, phục vụ du lịch theo tính chất mùa vụ chưa qua đào tạo nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến chưa tập trung, quy mô sản xuất, chế biến trong các làng nghề còn manh mún, chưa có giải pháp xử lý chất thải chế biến gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, song còn thiếu và xuống cấp, nhất là giao thông nông thôn và phòng học các trường mầm non. Hiện nay còn lại 3,2 km đường tỉnh, 50,2 km đường huyện và 279,2 km đường xã thôn chưa được đầu tư, nâng cấp. Do địa bàn rộng, dân cư thưa nên việc xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn khó khăn hơn nhiều các xã đồng bằng, ảnh hưởng không nhỏ tới đi lại và đời sống của nhân dân. Hầu hết các trường mầm non chưa được kiên cố hóa, cao tầng, có nơi chưa có khu trung tâm như Trường Mầm non Tản Lĩnh, chủ yếu hoạt động ở các điểm trường lẻ. Chất lượng cán bộ cơ sở hạn chế, một số chưa qua đào tạo chuyên môn và quản lý Nhà nước, chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tình trạng phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, ngày một diễn ra phổ biến và mạnh mẽ. Hiện tượng thanh, thiếu niên người dân tộc không sử dụng ngôn ngữ, trang phục dân tộc, không hiểu sâu sắc về phong tục truyền thống dân tộc mình là điều để các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời.
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc thiểu số, huyện Ba Vì đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra mục tiêu cơ bản. Phấn đấu đưa tổng giá trị gia tăng đạt 1.450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và bền vững với tỷ trọng Nông nghiệp 45,5%, Nhóm ngành dịch vụ-du lịch 45,5%, Công nghiệp xây dựng 9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21.300.000 đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-5%/năm. Củng cố nâng cấp cơ sở hạ tầng các nhà trường. Phấn đấu 100% trường học được kiên cố, cao tầng, đảm bảo ngày càng tốt hơn điều kiện học tập cho con em vùng núi. Tu bổ nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn miền núi, nhất là các đường trục xã, đường liên thôn. Chỉ đạo xây dựng điểm tại mỗi xã một làng văn hóa dân tộc thiểu số, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Tăng cường chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong mỗi làng, bản và cụm dân cư.
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ trên Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển Kinh tế-xã hội 7 xã miền núi đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
Tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới từng hộ dân, từng người dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc; Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, duy trì, phong tục tập quán tiêu biểu kết hợp với phong cách giao tiếp văn minh hiện đại. Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ; bảo vệ và phát triển rừng, tạo cảnh quan, sinh thái; kết hợp du lịch với văn hóa, du lịch với phát triển sản xuất hàng hóa phục vụ du khách.
Phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và Thành phố đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: Điện, đường, trường học và trạm y tế bằng các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 134, Chương trình 135....
- Thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo của Huyện và thành phố; Quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội: Thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, Người cao tuổi, người nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
- Có chế độ ưu tiên cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại địa bàn; theo dõi và động viên kịp thời các đối tượng học sinh giành được kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác, lãnh đạo, quản lý cho cán bộ xã, thôn. Chỉ đạo các ngành chức năng và các Ban chỉ đạo các chương trình của Huyện, phát huy hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án. Góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương.
Cùng với sự ổn định và phát triển đi lên của Thành phố, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì đoàn kết một lòng, phấn đấu xây dựng quê hương Núi Tản ngày càng giàu đẹp, để đời sống nhân dân các dân tộc Huyện Ba Vì từng bước được nâng cao, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, phát huy đặc trưng riêng có góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp và văn minh.
Ba Vì có 7 xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 19.943 ha, chiếm 46,5% dân số toàn huyện, dân số khoảng trên 62.000 người chiếm 25% dân số huyện. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân định các khu vực dân tộc miền núi theo trình độ phát triển, hiện nay, các xã miền núi Huyện Ba Vì được phân loại như sau: Các xã thuộc khu vực I: Ba trại, Tản Lĩnh; Các xã thuộc khu vực II: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài.
Đây là nơi tập trung sinh sống của 24.151 người dân tộc thiểu số chiếm 40% tổng số dân các xã miền núi, sống tập trung tại 72 thôn bản trên địa bàn (trong đó có 03 thôn người Dao thuộc xã Ba Vì). Các thôn bản có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tập trung quanh chân núi, số thôn còn lại, bà con dân tộc sống xen ghép với đồng bào dân tộc kinh, kết quả của công tác di dân, định canh, định cư qua nhiều thời kỳ. Ngoài 7 xã miền núi, Huyện Ba Vì còn có 10 xã, thị trấn có thành phần người dân tộc (Tây Đằng, Chu Minh, Minh Châu, Tiên phong, Thụy An, Đồng Thái, Cổ Đô, Phong Vân, Phú Châu, Tản Hồng). Bên cạnh 02 dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ lớn là dân tộc Mường và dân tộc Dao, Huyện Ba Vì còn có 8 thành phần dân tộc thiểu số khác như: Tày, Nùng, Thái, Cống, Sán Chỉ, Eđê, Khơ me, Cao Lan (trong đó: Dân tộc Cao lan có 01 người, dân tộc Sán Chỉ có 01 người).
Các xã miền núi Ba Vì tự hào là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, mang đậm nét văn hóa Việt cổ (văn hóa Việt - Mường). Đặc biệt, cụm di tích Đền Hạ - Đền Trung-Đền Thượng thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định quy hoạch tổng thể khu di tích Tản Viên Sơn Thánh, làm cơ sở để các cấp, các ngành tập trung đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Hiện nay, khu vực này còn lưu giữ một số phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, múa hát Sênh Tiền, Sắc Bùa... của dân tộc Mường; Múa chuông, Tết Nhảy... của đồng bào dân tộc Dao).
Đặc biệt nhất, đây là nơi có tiềm năng phát triển chăn nuôi và du lịch, dịch vụ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của các xã miền núi. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng dự án phát triển đàn bò thịt, bò sữa giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh các Trung tâm lớn của Trung ương và Thành phố, hiện nay, trên địa bàn đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng các tiến bộ khoa học (nhà xưởng, giống, kỹ thuật chăm sóc...) vào sản xuất, góp phần tác động tích cực vào phân công, bố trí lao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu. Từ năm 2005 đến nay, đàn bò khoảng 12.954 con, tăng 1.354 con (trong đó, bò sữa gần 2000 con); Đàn lợn 61.789 con, tăng 26.128 con, đàn gia cầm khoảng trên 200.000 con. Chất lượng chăn nuôi ngày được nâng lên đi đôi với việc bảo vệ môi trường, cung cấp chất đốt tự nhiên thông qua mô hình hầm khí biogas đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội khá cao; Riêng đàn bò sữa đạt 3.700 con, góp phần đưa huyện Ba Vì là huyện dẫn đầu Thành phố về chăn nuôi bò sữa và gia súc, gia cầm. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hện việc trồng, chăm sóc và bảo vệ khoảng 150-200 ha rừng, chỉ đạo, phối hợp các địa phương với hạt kiểm lâm, Vườn Quốc gia Ba Vì phòng ngừa và ngăn chặn cháy rừng. 5 năm trở lại đây không để xảy ra một vụ cháy rừng nào, duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng góp phần gìn giữ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của huyện.
Với tiềm năng, thế mạnh, những năm gần đây, du lịch Ba Vì từng bước phát triển. Các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn miền núi, bên cạnh một số doanh nghiệp và khu du lịch hoạt động đã có nề nếp, kinh doanh có hiệu quả như: Du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn-Thác Ngà, Vườn Quốc Gia, Tản Đà reshop... còn một số khu vực và đơn vị đang từng bước đầu tư và chuẩn bị đầu tư tại khu vực sườn Tây núi Ba Vì (Du lịch Suối Cái xã Minh Quang, Suối Bóp xã Khánh Thượng và một số địa điểm hấp dẫn khác...) nằm trong quy hoạch du lịch sườn Tây, hứa hẹn cho một vùng du lịch giàu tiềm năng, phát triển trong tương lai gần, tạo điều kiện về việc làm, phân công lao động trên địa bàn các xã theo hướng tăng dịch vụ, thương mại đồng thời tác động tích cực việc tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa cho nông dân.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Tập trung chủ yếu vào một số làng nghề và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng Minh Hồng-Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại). Bên cạnh đó, sản phẩm chè búp Ba Trại và các xã trong vùng đang được thu mua, chế biến tại Công ty cổ phần Việt - Mông, số lượng khoảng 3000 tấn/năm, góp phần bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân các xã miền núi. Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm sữa bò Ba Vì và chè búp Ba Vì, kích thích sản xuất, tiêu dùng, tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo, thu hút đầu tư và đầu tư có hiệu quả, hạ tầng kỹ thuật các xã miền núi từng bước được nâng cấp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã quan tâm đầu tư thông qua các chương trình: 134, 135 và Chương trình mục tiêu Quốc gia lên tới hàng trăm tỷ đồng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và đời sống đồng bào dân tộc.
Tuy nhiên, các xã miền núi dân tộc của Huyện kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp (7.300.000 đồng), tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện và thành phố (37,6%); Diện tích đất canh tác thấp, nhất là xã Ba Vì, sau khi bàn giao diện tích cho Vườn Quốc Gia, diện tích bị thu hẹp cả xã chỉ có 18 ha đất trồng lúa, bình quân 04 khẩu/sào, còn lại là đất vườn tạp và đất trồng cây lâm nghiệp. Quy mô sản xuất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ; Công trình thủy lợi chủ yếu dựa vào hệ thống tự chảy, nhiều nơi gieo cấy không đúng với thời vụ vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng. Tình trạng chuồng trại chăn nuôi trong khu dân cư vẫn còn cao, gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm chăn nuôi chưa được quan tâm bao tiêu, giá cả thức ăn và vật tư không ổn định (giống, thức ăn, thuốc bảo vệ giá cao trong khi giá sản phẩm thấp), gây tổn thất nhiều cho người chăn nuôi. Thương mại, dịch vụ, du lịch đang trên đà phát triển. Song, các hoạt động dịch vụ thương mại còn đơn điệu, nhỏ lẻ. Khu vực miền núi chưa có Trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm. Việc quảng bá và giới tiệu sản phẩm còn hạn chế, nên chưa thực sự thu hút sự chú ý và kích thích người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn; kinh doanh du lịch và phối hợp du lịch với dịch vụ và sản xuất chưa thực sự gắn kết. Lao động trên địa bàn tham gia hoạt động, phục vụ du lịch theo tính chất mùa vụ chưa qua đào tạo nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến chưa tập trung, quy mô sản xuất, chế biến trong các làng nghề còn manh mún, chưa có giải pháp xử lý chất thải chế biến gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, song còn thiếu và xuống cấp, nhất là giao thông nông thôn và phòng học các trường mầm non. Hiện nay còn lại 3,2 km đường tỉnh, 50,2 km đường huyện và 279,2 km đường xã thôn chưa được đầu tư, nâng cấp. Do địa bàn rộng, dân cư thưa nên việc xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn khó khăn hơn nhiều các xã đồng bằng, ảnh hưởng không nhỏ tới đi lại và đời sống của nhân dân. Hầu hết các trường mầm non chưa được kiên cố hóa, cao tầng, có nơi chưa có khu trung tâm như Trường Mầm non Tản Lĩnh, chủ yếu hoạt động ở các điểm trường lẻ. Chất lượng cán bộ cơ sở hạn chế, một số chưa qua đào tạo chuyên môn và quản lý Nhà nước, chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tình trạng phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, ngày một diễn ra phổ biến và mạnh mẽ. Hiện tượng thanh, thiếu niên người dân tộc không sử dụng ngôn ngữ, trang phục dân tộc, không hiểu sâu sắc về phong tục truyền thống dân tộc mình là điều để các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời.
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc thiểu số, huyện Ba Vì đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra mục tiêu cơ bản. Phấn đấu đưa tổng giá trị gia tăng đạt 1.450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và bền vững với tỷ trọng Nông nghiệp 45,5%, Nhóm ngành dịch vụ-du lịch 45,5%, Công nghiệp xây dựng 9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21.300.000 đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-5%/năm. Củng cố nâng cấp cơ sở hạ tầng các nhà trường. Phấn đấu 100% trường học được kiên cố, cao tầng, đảm bảo ngày càng tốt hơn điều kiện học tập cho con em vùng núi. Tu bổ nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn miền núi, nhất là các đường trục xã, đường liên thôn. Chỉ đạo xây dựng điểm tại mỗi xã một làng văn hóa dân tộc thiểu số, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Tăng cường chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong mỗi làng, bản và cụm dân cư.
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ trên Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển Kinh tế-xã hội 7 xã miền núi đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
Tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới từng hộ dân, từng người dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc; Khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, duy trì, phong tục tập quán tiêu biểu kết hợp với phong cách giao tiếp văn minh hiện đại. Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ; bảo vệ và phát triển rừng, tạo cảnh quan, sinh thái; kết hợp du lịch với văn hóa, du lịch với phát triển sản xuất hàng hóa phục vụ du khách.
Phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và Thành phố đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: Điện, đường, trường học và trạm y tế bằng các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 134, Chương trình 135....
- Thực hiện tốt kế hoạch giảm nghèo của Huyện và thành phố; Quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội: Thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, Người cao tuổi, người nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
- Có chế độ ưu tiên cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại địa bàn; theo dõi và động viên kịp thời các đối tượng học sinh giành được kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác, lãnh đạo, quản lý cho cán bộ xã, thôn. Chỉ đạo các ngành chức năng và các Ban chỉ đạo các chương trình của Huyện, phát huy hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án. Góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương.
Cùng với sự ổn định và phát triển đi lên của Thành phố, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì đoàn kết một lòng, phấn đấu xây dựng quê hương Núi Tản ngày càng giàu đẹp, để đời sống nhân dân các dân tộc Huyện Ba Vì từng bước được nâng cao, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, phát huy đặc trưng riêng có góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp và văn minh.
Hoàng Thanh Vân (Nguồn: Tạp chí Dân tộc - Số 118/2010)
Tin khác