Thổ cẩm K’Long: Trăn trở tìm hướng phát triển
10:07 AM 04/11/2010 | Lượt xem: 3086 In bài viết |Hình thành từ năm 2002, cơ sở Thổ cẩm K’Long (thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là nơi đào tạo và duy trì nghề dệt truyền thống của bà con dân tộc Cơ-ho ở địa phương. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm thổ cẩm cho bà con DTTS cũng như học sinh các trường dân tộc nội trú. Năm 2007, cơ sở đã phát triển lên thành Công ty TNHH Dệt may thổ cẩm K’Long.
Hiện nay, hàng hóa của Công ty đã có mặt nhiều nơi ở trong và ngoài nước. Bà Ka Toàn, Quản lý chính của Công ty cho biết, mỗi năm Công ty cung cấp hàng ngàn sản phẩm với đủ chủng loại, từ vải dệt đến quần áo may bằng vải thổ cẩm. Ngoài ra còn có các sản phẩm như túi xách, dây trang trí cho các điểm du lịch để phục vụ du khách. “Đối với loại hàng này, người địa phương tiêu thụ khoảng 40%. Còn thổ cẩm Chăm, mình bán tại các điểm du lịch cho khách nhiều hơn”, bà Ka Tòan cho biết.
Hiện, thổ cẩm K’Long đã có mặt ở nhiều nơi và các khu du lịch, thậm chí đã có đơn đặt hàng quốc tế nên Công ty đã có nhiều cách cải tiến mẫu mã, cụ thể là dệt đa dạng nhiều loại thổ cẩm của các dân tộc Chăm, Chu ru và Cơ-ho. Thổ cẩm của người Cơ-ho, Chu-ru chỉ có hai gam màu đen và xanh đen là chủ đạo, hoa văn đơn giản mang nét sinh hoạt đời thường như hạt gạo, mặt trời, chim chóc chứ không phong phú như màu sắc thổ cẩm của người Chăm. Tuy nhiên, theo bà Tòan thì thổ cẩm của Công ty vẫn được bà con dân tộc gốc địa phương đặt hàng nhiều, còn thổ cẩm người Chăm thường được làm theo đơn đặt hàng để phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.
Công ty Dệt may thổ cẩm K’Long hiện đang tạo việc làm, thu nhập cho trên dưới 40 lao động là phụ nữ DTTS trong vùng. Hầu hết lao động làm việc đều do yêu thích và mong muốn được góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chị Ka Nhài cho biết. “Em làm ở đây được 4 năm rồi. Vào đây em cảm thấy yêu thích khi làm ra được những sản phẩm của dân tộc mình. Mặc dù đồng lương chưa được cao nhưng môi trường và cách làm việc ở đây thích lắm!”
Với mức thu nhập của mỗi thợ dệt ở Công ty K’Long hiện đang giao động từ 1,4 triệu -1,5 triệu đồng/tháng, khoản thu nhập này vẫn còn thấp nên cuộc sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo bà Ka Toàn, để đào tạo nghề thành thạo cho một lao động thường mất khoảng 3-6 tháng. Vì vậy, muốn bảo tồn văn hóa nghề truyền thống, nhất là nghề truyền thống của đồng bào DTTS cần có sự hỗ trợ của nhiều phía để người lao động có thể yên tâm học và phát triển nghề.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc hiện là vấn đề bức thiết khi xã hội đang có nhiều xu hướng phát triển khác nhau, trong đó có giá trị văn hóa DTTS ở Tây Nguyên. Hiện nay, một số cơ sở dệt thổ cẩm ở Lâm Đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vừa đào tạo nghề vừa phải lo đầu ra sản phẩm cho người lao động. Trong khi đó, hầu hết các lao động là người DTTS nên việc chưa thể đảm bảo mức sống cho lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì nguồn lao động bền vững. Để lao động có thể sinh sống được bằng chính nghề truyền thống của dân tộc mình thì cần có sự quan tâm hơn nữa của nhiều cấp ngành có liên quan./.
Hiện, thổ cẩm K’Long đã có mặt ở nhiều nơi và các khu du lịch, thậm chí đã có đơn đặt hàng quốc tế nên Công ty đã có nhiều cách cải tiến mẫu mã, cụ thể là dệt đa dạng nhiều loại thổ cẩm của các dân tộc Chăm, Chu ru và Cơ-ho. Thổ cẩm của người Cơ-ho, Chu-ru chỉ có hai gam màu đen và xanh đen là chủ đạo, hoa văn đơn giản mang nét sinh hoạt đời thường như hạt gạo, mặt trời, chim chóc chứ không phong phú như màu sắc thổ cẩm của người Chăm. Tuy nhiên, theo bà Tòan thì thổ cẩm của Công ty vẫn được bà con dân tộc gốc địa phương đặt hàng nhiều, còn thổ cẩm người Chăm thường được làm theo đơn đặt hàng để phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.
Công ty Dệt may thổ cẩm K’Long hiện đang tạo việc làm, thu nhập cho trên dưới 40 lao động là phụ nữ DTTS trong vùng. Hầu hết lao động làm việc đều do yêu thích và mong muốn được góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chị Ka Nhài cho biết. “Em làm ở đây được 4 năm rồi. Vào đây em cảm thấy yêu thích khi làm ra được những sản phẩm của dân tộc mình. Mặc dù đồng lương chưa được cao nhưng môi trường và cách làm việc ở đây thích lắm!”
Với mức thu nhập của mỗi thợ dệt ở Công ty K’Long hiện đang giao động từ 1,4 triệu -1,5 triệu đồng/tháng, khoản thu nhập này vẫn còn thấp nên cuộc sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn.
Theo bà Ka Toàn, để đào tạo nghề thành thạo cho một lao động thường mất khoảng 3-6 tháng. Vì vậy, muốn bảo tồn văn hóa nghề truyền thống, nhất là nghề truyền thống của đồng bào DTTS cần có sự hỗ trợ của nhiều phía để người lao động có thể yên tâm học và phát triển nghề.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc hiện là vấn đề bức thiết khi xã hội đang có nhiều xu hướng phát triển khác nhau, trong đó có giá trị văn hóa DTTS ở Tây Nguyên. Hiện nay, một số cơ sở dệt thổ cẩm ở Lâm Đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vừa đào tạo nghề vừa phải lo đầu ra sản phẩm cho người lao động. Trong khi đó, hầu hết các lao động là người DTTS nên việc chưa thể đảm bảo mức sống cho lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì nguồn lao động bền vững. Để lao động có thể sinh sống được bằng chính nghề truyền thống của dân tộc mình thì cần có sự quan tâm hơn nữa của nhiều cấp ngành có liên quan./.
Cẩm Ly (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển)
Tin khác