Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống quản lý Nhà nước về công tác dân tộc: Những đổi thay kỳ diệu
03:29 AM 17/03/2011 | Lượt xem: 2393 In bài viết |Cách đây 65 năm, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ (trong đó có Nha Dân tộc thiểu số). Đây là cơ quan đầu tiên của Chính phủ phụ trách công tác dân tộc, tiền thân của Uỷ ban Dân tộc hiện nay. Trong 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân tộc đã có những bước phát triển vững mạnh.
Có thể khẳng định, công tác dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm mỗi giai đoạn cách mạng lại có những chính sách mới phù hợp với thực tiễn và thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc.
Nhiều chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Chương trình 135, Chương trình 134, chính sách trợ giá trợ cước; chính sách đặc thù đối với các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ...
Chỉ tính riêng Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn 1.950 xã; gần 3.280 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 369 huyện thuộc 50/63 tỉnh, thành phố đã mang lại những kết quả kinh tế - xã hội rất quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010). Hiện thu nhập bình quân ở các xã trong chương trình đạt 4,2 triệu đồng/người/năm (vượt mục tiêu đề ra là đến hết năm 2010 có 70% số hộ đạt thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản tăng lên 80,7%; 100% số xã có trạm y tế; 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí. Mạng lưới điện thoại đã vươn đến tất cả các tỉnh, huyện và 100% số xã ở miền núi. Hệ thống chợ phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thông thương, trao đổi trong sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc và cả nước.
Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số có tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Kinh tế lâm nghiệp chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Nhiều ngành nghề truyền thống của các dân tộc được khôi phục, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tăng thu nhập.
Đến nay, đã có 100% số xã về cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học trong độ tuổi; các bản ở xa trung tâm đều có lớp cắm bản. Nhiều xã, bản, ấp đã có bác sĩ, y sĩ, y tá cao cấp, hộ sinh viên; có tủ thuốc và từng bước được đầu tư nâng cấp thiết bị y tế. Các hộ nghèo và trong diện chính sách được miễn, giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Và mới đây nhất, nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, quy định cụ thể về công tác dân tộc. Theo đó, việc thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Với Nghị định số 05, công tác dân tộc trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều bước đột phá, giúp thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục vươn lên trên hành trình xóa nghèo, làm giàu và xây dựng nông thôn mới.
Nhiều chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Chương trình 135, Chương trình 134, chính sách trợ giá trợ cước; chính sách đặc thù đối với các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ...
Chỉ tính riêng Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn 1.950 xã; gần 3.280 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 369 huyện thuộc 50/63 tỉnh, thành phố đã mang lại những kết quả kinh tế - xã hội rất quan trọng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn từ 47% (năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010). Hiện thu nhập bình quân ở các xã trong chương trình đạt 4,2 triệu đồng/người/năm (vượt mục tiêu đề ra là đến hết năm 2010 có 70% số hộ đạt thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản tăng lên 80,7%; 100% số xã có trạm y tế; 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí. Mạng lưới điện thoại đã vươn đến tất cả các tỉnh, huyện và 100% số xã ở miền núi. Hệ thống chợ phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thông thương, trao đổi trong sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc và cả nước.
Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số có tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Kinh tế lâm nghiệp chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Nhiều ngành nghề truyền thống của các dân tộc được khôi phục, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tăng thu nhập.
Đến nay, đã có 100% số xã về cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học trong độ tuổi; các bản ở xa trung tâm đều có lớp cắm bản. Nhiều xã, bản, ấp đã có bác sĩ, y sĩ, y tá cao cấp, hộ sinh viên; có tủ thuốc và từng bước được đầu tư nâng cấp thiết bị y tế. Các hộ nghèo và trong diện chính sách được miễn, giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Và mới đây nhất, nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, quy định cụ thể về công tác dân tộc. Theo đó, việc thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Với Nghị định số 05, công tác dân tộc trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều bước đột phá, giúp thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục vươn lên trên hành trình xóa nghèo, làm giàu và xây dựng nông thôn mới.
Khánh Nguyên (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn)
Tin khác