Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW làm việc với các Bộ, ngành về phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi Bắc Bộ
12:40 PM 06/10/2011 | Lượt xem: 3506 In bài viết |Ngày 29/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010” đã làm việc với lãnh đạo các bộ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy công an Trung ương về kết quả sau 6 năm thực hiện Nghị quyết .
Các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ,
Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương báo cáo kết quả 6 năm thực hiện
các nhiệm vụ được giao, nêu bật những thành tựu, những hạn chế, yếu kém; đề xuất
các kiến nghị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng
phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ.
Báo cáo của các Bộ khẳng định những quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc của Chính trị đề ra là hoàn toàn
đúng đắn và phù hợp. Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 37, vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức đạt được những thành tựu rất
quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý,
tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của vùng. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) 6 năm (2005-2010) tăng bình quân 11,5%, cao hơn mục tiêu Nghị quyết
37-NQ/TW đề ra. Cơ cấu các ngành kinh tế của vùng đã từng bước chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành,
từng tỉnh trong vùng làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội toàn vùng được tăng cường. Kết cấu hạ tầng giao thông, điện,
viễn thông, thủy lợi được cải thiện một bước, thúc đẩy khả năng phát triển kinh
tế xã hội và cải thiện đời sống dân cư. Hệ thống giao thông được tập trung đầu
tư phát triển, nâng cấp, mở rộng và làm mới các tuyến giao thông huyết mạch,
trọng yếu, bảo đảm thông suốt trong cả vùng. Giáo dục - đào tạo đã có chuyển
biến tích cực, mặt bằng dân trí đã được nâng lên, đã hoàn thiện việc xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả vùng, cơ sở vật chất cho phát triển giáo
dục, đào tạo được tăng cường. Các mặt xã hội đã có nhiều tiến bộ, đời sống nhân
dân trong vùng được cải thiện. Công tác xóa đói, giảm nghèo được sự quan tâm của
các ngành, các cấp, thực sự giúp các hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước
vươn lên thoát khỏi đói nghèo và hòa nhập với cộng đồng. Công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân đã được chú trọng. Hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng đã có bước
phát triển mạnh mẽ, đưa cả vùng từng bước hội nhập với kinh tế khu vực, đặc biệt
là kinh tế đối ngoại khu vực cửa khẩu và mậu dịch đường biên với Trung Quốc và
Lào....
Bên cạnh những thành tựu hết sức quan trọng, việc phát triển
kinh tế- xã hội của toàn vùng vẫn còn tồn tại một số yếu kém: Tăng trưởng kinh
tế chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của vùng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm chưa đạt mục tiêu đề ra. Mặc dù là vùng có nhiều tiềm năng về rừng và đất
rừng nhưng vị trí của ngành lâm nghiệp còn rất thấp trong nông lân nghiệp. Kết
cấu hạ tầng được cải thiện nhưng hệ thống đường giao thông còn thiếu, yếu và xấu
nhất so với các vùng khác trong cả nước. Trình độ sản xuất thấp, đời sống một số
nơi vẫn còn khó khăn, tài nguyên bị khai thác quá mức….
Phân tích nguyên
nhân của những tồn tại, yếu kém, lãnh đạo các Bộ kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí
thư tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết về phương hướng phát triển
kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được đề
xuất là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng hợp lý, có trọng tâm và trọng điểm nhằm
hình thành một bộ khung kết cấu hạ tầng hiện đại, lâu bền, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng; cơ bản hoàn thành định
canh, định cư; ổn định, phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân tái định cư
thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và các công trình thủy điện khác; bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính
trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc,
đồng chí Lê Hồng Anh đánh giá các Bộ, ngành đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị
quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng triển khai thực hiện có hiệu
quả các dự án đầu tư; xây dựng các chính sách đặc thù thu hút các nguồn vốn đầu
tư và các chính sách phát triển kinh tế - đối ngoại vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trên
các lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng; xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đối ngoại, xây dựng hệ thống
chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Báo cáo của các bộ, ngành đề ra phương
hướng công tác, xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh
tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong những năm tới.
Đồng
chí Lê Hồng Anh lưu ý, bên cạnh những thành tựu quan trọng, do thực tế khách
quan, nhiều chỉ tiêu cơ bản còn thấp so với yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ mà Nghị quyết 37 đặt ra và cách xa so
với mức bình quân của cả nước. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là vùng khó
khăn nhất cả nước: địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển yếu kém nhất cả nước. Sản xuất nông lâm nghiệp, công
thương nghiệp rất khó khăn... Nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng của vùng quá
lớn, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế. Nhiều vấn đề cần phải giải
quyết nhưng Nhà nước chưa đáp ứng đủ. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước chưa đồng
bộ. Tình hình an ninh - quốc phòng phức tạp... Việc chỉ đạo thực hiện của các
bộ, ngành vẫn dàn đều, chưa tập trung vào những vấn đề có tính chất đòn bẩy.
Nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ.
Đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các bộ, ngành tiếp tục nắm thêm tình hình, đề xuất
định hướng, giải pháp, cơ chế đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ để Ban Chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết
số 37-NQ/TW.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, báo cáo của các
bộ, ngành đã chuẩn bị công phu, nhiều số liệu, đánh giá, kiến nghị có giá trị để
Ban Chỉ đạo Tây Bắc nghiên cứu, tập hợp báo cáo Bộ Chính trị. Phó Thủ tướng đề
nghị các bộ, ngành cần tổng kết mô hình phát triển vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ; bổ sung điều chỉnh xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, cần chú ý tính liên
vùng trong định hướng phát triển và chính sách phát triển rừng, nghề rừng; đề
xuất cơ chế đầu tư và nguồn lực cho phát triển vùng./.
(Theo Website Đảng Cộng sản VN)