Âm nhạc dân gian: Cung bậc vòng đời
02:30 AM 10/03/2011 | Lượt xem: 2793 In bài viết |Nghệ An có 5 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Thổ, Mông, Khơ-mú, Ơ-đu). Đời sống sinh hoạt âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây bao gồm: âm nhạc gắn liền với vòng đời, với tập tục tín ngưỡng và các lễ hội truyền thống. Âm nhạc dân gian có mặt trong cộng đồng người DTTS tỉnh Nghệ An trong mọi không gian, thời gian. Đồng bào mượn âm nhạc để thổ lộ tình cảm, giãi bày tâm sự, nhắn nhủ, khuyên răn hoặc dè bỉu, phê phán để con người sống tốt hơn, yêu thương gắn bó với nhau hơn, để thôn bản ngày một tươi đẹp hơn..
Âm nhạc dân gian gắn với vòng đời trước hết có làn điệu hát ru con. Điệu hát này hiện nay vẫn được các bà, các mẹ người DTTS lưu giữ như: “Ta ta tún”-dân ca Thổ dành (mẹ nựng con); điệu hát “Ứ noọng” (Ru em), “Ứ ưi”, “Ứ ưi lực” (Ru con)- dân ca Thái... Trai gái yêu nhau có các điệu hát khắp (khắp ời, khắp hội) của người Thái nhóm Man Thanh; hát lăm, nhuôn, xuối, òn, xướn của người Thái nhóm Hàng Tổng, hát tơm của người Khơ-mú. Hát cử xia, lùa tẩu, vàng của người Mông. Hát “Lệ tù lệ” của chàng trai Mông đi ghẹo gái. Hát “Đu đu điềng điềng” của người Thổ ca ngợi tình cảm yêu thương gắn bó của đôi vợ chồng.
Trong đám tang, người Thái có hát mo, người Mông có múa khèn, người Khơ-mú có hát tơm. Người Thái quan niệm, con người khi chết, linh hồn được về với tổ tiên nên âm nhạc trong tang lễ ngoài các bài bi ai còn có các bài rộn ràng vui tươi, có nơi còn tổ chức khắc luống (gõ côi gạo tạo ra âm thanh), múa trống chiêng, nhảy sạp để cho hồn người chết xem. Ngay cả các bài khóc người quá cố cũng có tiết tấu nhịp nhàng, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng. Trước lúc đi chôn, nhóm nhạc công quan chài hoà tấu các bài mà giai điệu, tiết tấu nghe nhịp nhàng, du dương chứ không bi ai, não nề như các bài phường bát âm trong lễ tang của người miền xuôi.
Âm nhạc dân gian của các dân tộc thiểu số Nghệ An còn gắn với tập tục tín ngưỡng và các lễ hội truyền thống. Múa hát trong các nghi lễ tín ngưỡng như hát xến (hát thờ cúng trong các ngày Tết), hát mo trong đám ma, hát múa mừng nhà mới, hát múa Xăng khan trong Lễ hội Xăng Khan. Lễ hội Ê ngan độc mạy và Lễ hội Páng Chà Cụm thường được người Thái tổ chức vào dịp đầu Xuân để đón tiếng sấm đầu năm. Múa khèn, hát “Kênh tu sia” trong tang ma...
Đây là các lễ hội có quy mô, huy động nhiều người tham gia, nhiều trò diễn, nhiều bài xến chỉ được dùng trong các lễ hội này và chỉ ít người biết xến mà thôi. Tất cả các làn điệu dân ca, các nhạc cụ được sử dụng vào lúc uống rượu cần, lúc nghỉ giữa các phần nghi lễ. Trong lúc lễ, các bài xến, dấu, cược do các ông bà mo đảm nhận và nâng giọng cho các mo xến, các mo pí, mo khèn khắp. Khi biểu diễn, các mo uốn lượn, luyến láy, giai điệu lúc lên bổng lúc xuống trầm. Và dù có luyến láy xa đến đâu thì gần cuối câu hát, cả mo và tiếng pí, tiếng khèn quyện vào nhau làm một, cứ như thế hết bài này đến bài khác, đưa người nghe lạc vào một thế giới thần tiên huyền bí.
Mỗi khi làm được nhà mới, người Thái xem đây là một sự kiện quan trọng. Không chỉ mỗi chủ nhà mừng mà còn là niềm vui của anh em họ hàng, của làng bản. Trong tiếng chiêng, trống, khắc luống, tăng boom bu, bà con còn nhảy sạp, múa vui, hát nhuôn, xuối thâu đêm suốt sáng. Nội dung lời ca là sự chia sẻ niềm vui của cả cộng đồng đối với chủ nhà.
Hiện nay, âm nhạc dân gian DTTS tỉnh Nghệ An còn lại một số làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc đậm nét, mang bản sắc riêng, nhất là dân tộc Mông và Thái. Bên cạnh đó, cũng có những dân tộc đã bị thất truyền, đồng hóa về văn hoá, trong đó có âm nhạc dân gian như dân tộc Ơ-đu, Đan Lai. Những năm gần đây, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ giữa các vùng miền nên bản sắc văn hoá truyền thống đang dần bị mai một. Nếu không có chính sách bảo tồn, phục hồi và phát triển vốn âm nhạc dân gian các DTTS kịp thời thì sự thất truyền là không thể không thể tránh khỏi.
Trong đám tang, người Thái có hát mo, người Mông có múa khèn, người Khơ-mú có hát tơm. Người Thái quan niệm, con người khi chết, linh hồn được về với tổ tiên nên âm nhạc trong tang lễ ngoài các bài bi ai còn có các bài rộn ràng vui tươi, có nơi còn tổ chức khắc luống (gõ côi gạo tạo ra âm thanh), múa trống chiêng, nhảy sạp để cho hồn người chết xem. Ngay cả các bài khóc người quá cố cũng có tiết tấu nhịp nhàng, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng. Trước lúc đi chôn, nhóm nhạc công quan chài hoà tấu các bài mà giai điệu, tiết tấu nghe nhịp nhàng, du dương chứ không bi ai, não nề như các bài phường bát âm trong lễ tang của người miền xuôi.
Âm nhạc dân gian của các dân tộc thiểu số Nghệ An còn gắn với tập tục tín ngưỡng và các lễ hội truyền thống. Múa hát trong các nghi lễ tín ngưỡng như hát xến (hát thờ cúng trong các ngày Tết), hát mo trong đám ma, hát múa mừng nhà mới, hát múa Xăng khan trong Lễ hội Xăng Khan. Lễ hội Ê ngan độc mạy và Lễ hội Páng Chà Cụm thường được người Thái tổ chức vào dịp đầu Xuân để đón tiếng sấm đầu năm. Múa khèn, hát “Kênh tu sia” trong tang ma...
Đây là các lễ hội có quy mô, huy động nhiều người tham gia, nhiều trò diễn, nhiều bài xến chỉ được dùng trong các lễ hội này và chỉ ít người biết xến mà thôi. Tất cả các làn điệu dân ca, các nhạc cụ được sử dụng vào lúc uống rượu cần, lúc nghỉ giữa các phần nghi lễ. Trong lúc lễ, các bài xến, dấu, cược do các ông bà mo đảm nhận và nâng giọng cho các mo xến, các mo pí, mo khèn khắp. Khi biểu diễn, các mo uốn lượn, luyến láy, giai điệu lúc lên bổng lúc xuống trầm. Và dù có luyến láy xa đến đâu thì gần cuối câu hát, cả mo và tiếng pí, tiếng khèn quyện vào nhau làm một, cứ như thế hết bài này đến bài khác, đưa người nghe lạc vào một thế giới thần tiên huyền bí.
Mỗi khi làm được nhà mới, người Thái xem đây là một sự kiện quan trọng. Không chỉ mỗi chủ nhà mừng mà còn là niềm vui của anh em họ hàng, của làng bản. Trong tiếng chiêng, trống, khắc luống, tăng boom bu, bà con còn nhảy sạp, múa vui, hát nhuôn, xuối thâu đêm suốt sáng. Nội dung lời ca là sự chia sẻ niềm vui của cả cộng đồng đối với chủ nhà.
Hiện nay, âm nhạc dân gian DTTS tỉnh Nghệ An còn lại một số làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc đậm nét, mang bản sắc riêng, nhất là dân tộc Mông và Thái. Bên cạnh đó, cũng có những dân tộc đã bị thất truyền, đồng hóa về văn hoá, trong đó có âm nhạc dân gian như dân tộc Ơ-đu, Đan Lai. Những năm gần đây, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ giữa các vùng miền nên bản sắc văn hoá truyền thống đang dần bị mai một. Nếu không có chính sách bảo tồn, phục hồi và phát triển vốn âm nhạc dân gian các DTTS kịp thời thì sự thất truyền là không thể không thể tránh khỏi.
Đức Bảo (Nguồn: Báo Dân tộc & Phát triển) [TT: H.T.N]
Tin khác