Thái, Campuchia được yêu cầu rút quân khỏi ngôi đền tranh chấp
11:11 AM 19/07/2011 | Lượt xem: 3074 In bài viết |
“Hai nước cần phải hạn chế bất cứ sự hiện diện quân sự nào trong khu vực quanh ngôi đền, nhằm tránh làm nghiêm trọng hơn các tranh chấp”, AFP dẫn phán quyết của thẩm phán Hisashi Owada.
Ông Owada cho biết thêm rằng vì nhận thức được khu vực ngôi đền Preah Vihear là nơi xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang giữa hai nước và điều này có thể tái diễn, nên ICJ quyết định rằng cần phải có một vùng phi quân sự tạm thời quanh công trình kiến trúc 900 tuổi này.
Tòa án Công lý Quốc tế đồng thời thúc giục Thái Lan và Campuchia tiếp tục phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm đạt được một thỏa thuận cho phép các quan sát viên đại diện của hiệp hội này tới vùng phi quân sự tạm thời quanh đền Preah Vihear.
ICJ cũng yêu cầu Thái Lan không gây cản trở tới việc tự do tham quan đền Preah Vihear của phía Campuchia, hoặc ngăn cản việc Campuchia cung cấp lương thực cho các nhân viên phi quân sự tại đây.
Phản ứng trước phán quyết của ICJ, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya hôm nay cho hay nước này sẽ tôn trọng sự phân xử của ICJ. “Chúng tôi hài lòng vì phán quyết này đề cập tới việc rút quân đối với cả Campuchia và Thái Lan”, ông Kasit nói với các phóng viên.
Trong khi đó, trưởng phái đoàn Campuchia, phó Thủ tướng Hor Namhong cho hay nước ông hài lòng với phán quyết của ICJ cũng như việc thiết lập một vùng phi quân sự quanh đền Preah Vihear. “Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc có một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài”, ông Hor Namhong nói.
Phán quyết của tòa án có trụ sở tại The Hague, Hà Lan được đưa ra sau yêu cầu cấp thiết của Campuchia hồi tháng 4, với nội dung đề nghị tòa ra lệnh cho Thái Lan rút quân và chấm dứt hoạt động quân sự quanh đền Preah Vihear. Campuchia còn yêu cầu ICJ giải thích về phán quyết năm 1962 với nội dung trao quyền sở hữu ngôi đền cho nước này.
Đáp lại những động thái của Campuchia, phía Thái Lan yêu cầu ICJ không xem xét những đòi hỏi của nước láng giềng. Tuy nhiên, nguyện vọng của Thái Lan không được chấp nhận. Quyết định liên quan tới yêu cầu giải thích về phán quyết năm 1962 vẫn tiếp tục được xem xét trong vài tháng tới.
Preah Vihear là tâm điểm căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia kể từ khi nó được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Giao tranh giữa hai nước liên tục xảy ra từ đó đến nay. Tổng cộng 28 người của cả hai bên đã thiệt mạng sau hai đợt đụng độ lớn trong năm nay.
Ông Owada cho biết thêm rằng vì nhận thức được khu vực ngôi đền Preah Vihear là nơi xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang giữa hai nước và điều này có thể tái diễn, nên ICJ quyết định rằng cần phải có một vùng phi quân sự tạm thời quanh công trình kiến trúc 900 tuổi này.
Tòa án Công lý Quốc tế đồng thời thúc giục Thái Lan và Campuchia tiếp tục phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm đạt được một thỏa thuận cho phép các quan sát viên đại diện của hiệp hội này tới vùng phi quân sự tạm thời quanh đền Preah Vihear.
ICJ cũng yêu cầu Thái Lan không gây cản trở tới việc tự do tham quan đền Preah Vihear của phía Campuchia, hoặc ngăn cản việc Campuchia cung cấp lương thực cho các nhân viên phi quân sự tại đây.
Phản ứng trước phán quyết của ICJ, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya hôm nay cho hay nước này sẽ tôn trọng sự phân xử của ICJ. “Chúng tôi hài lòng vì phán quyết này đề cập tới việc rút quân đối với cả Campuchia và Thái Lan”, ông Kasit nói với các phóng viên.
Trong khi đó, trưởng phái đoàn Campuchia, phó Thủ tướng Hor Namhong cho hay nước ông hài lòng với phán quyết của ICJ cũng như việc thiết lập một vùng phi quân sự quanh đền Preah Vihear. “Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc có một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài”, ông Hor Namhong nói.
Phán quyết của tòa án có trụ sở tại The Hague, Hà Lan được đưa ra sau yêu cầu cấp thiết của Campuchia hồi tháng 4, với nội dung đề nghị tòa ra lệnh cho Thái Lan rút quân và chấm dứt hoạt động quân sự quanh đền Preah Vihear. Campuchia còn yêu cầu ICJ giải thích về phán quyết năm 1962 với nội dung trao quyền sở hữu ngôi đền cho nước này.
Đáp lại những động thái của Campuchia, phía Thái Lan yêu cầu ICJ không xem xét những đòi hỏi của nước láng giềng. Tuy nhiên, nguyện vọng của Thái Lan không được chấp nhận. Quyết định liên quan tới yêu cầu giải thích về phán quyết năm 1962 vẫn tiếp tục được xem xét trong vài tháng tới.
Preah Vihear là tâm điểm căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia kể từ khi nó được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Giao tranh giữa hai nước liên tục xảy ra từ đó đến nay. Tổng cộng 28 người của cả hai bên đã thiệt mạng sau hai đợt đụng độ lớn trong năm nay.
Phan Lê (vnexpress.net)
Tin khác