10:10 AM 04/11/2010  Lượt xem: 2311
Nhiệt tình, say mê truyền nghề rèn cho lớp con em Cơtu trong suốt gần 5 năm nay, ông Bh’riu Bhưih (sinh 1964), ở thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, được người dân huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam suy tôn là nghệ nhân rèn tài hoa giữa đại ngàn Trường Sơn.
 08:55 AM 04/11/2010  Lượt xem: 2203
Là người con của dân tộc Khơ-mú, khi mới mười sáu tuổi, với khát vọng đi tìm miền đất hứa, bà đã trốn nhà đi bộ 3 ngày trời để tìm cái chữ và trở thành người phụ nữ có “trình độ học vấn” cao nhất bản Phiêng Khá lúc bây giờ. Nhiều năm liền làm Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Mai Sơn (Sơn La), bà không những tích cực vận động bà con thôn bản từ bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo mà còn nhận 5 đứa trẻ lang thang cơ nhỡ về nuôi dưỡng, cho chúng ăn học trưởng thành. Bà là Lò Thị Phanh, ở Tiểu khu 15, thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn).
 01:59 AM 04/11/2010  Lượt xem: 2422
Mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên người khắp nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua Chế Cu Nha hay lên La Pán Tẩn… hàng trăm tay máy thi nhau lựa chọn những khuôn hình ưng ý nhất của ruộng bậc thang.
 08:09 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2922
Từ di tích lịch sử bến phà Xuân Sơn (Quảng Bình), men theo đường 20 Quyết Thắng nối Đông và Tây Trường Sơn chon von, hiểm trở với những vách đá dựng ngược và vực sâu thăm thẳm… Chúng tôi tìm về với bản Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), mảnh đất được người Ma Coong coi là mảnh đất linh thiêng của họ với những câu chuyện kỳ bí, những con người kỳ lạ đến khó tin…
 08:09 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3816
Hát Sình ca hay còn gọi là hát ví của đồng bào dân tộc Cao Lan, là lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ. Sình ca được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như: hát trong đám cưới, hát chúc tụng các cụ nhưng hát nhiều nhất vẫn là mỗi độ tết đến xuân về-những thanh niên nam nữ tham gia ca hát để tìm hiểu yêu đương.
 08:07 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2811
Sau một ngày lao động vất vả, họ - những đoàn viên thanh niên và những nghệ nhân của thôn Đồng Đò (xã Tân nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) lại tụ họp lại để cùng nhau luyện tập những điệu chiêng mà đã 20 năm rồi họ không còn được nghe nữa. Người có ý định thành lập nhóm chiêng này là anh K’Điếc (người dân tộc K’Ho) – Bí thư Đoàn xã Tân Nghĩa.
 08:07 AM 03/11/2010  Lượt xem: 2873
Dù đã rất nhiều lần được hoà mình vào những hội xoè tưng bừng ở đất Mường Lò như xoè mừng nhà mới; xoè trong lễ hội xên bản, xên mường; xoè trong trong hàng loạt các lễ khác…nhưng chỉ đến khi được dự đêm xoè trong đám cưới thì tôi mới thực sự cảm nhận được cái hồn của xoè ở xứ mường này.
 08:06 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3923
Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh-loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng... cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng... theo một hệ thống nhất quán. Tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.
 08:06 AM 03/11/2010  Lượt xem: 3211
Lễ hội mừng lúa mới của bà con Xê Đăng vừa diễn ra tại làng Kon Đao Zốp, xã Đăk H’Ring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong hai ngày 25 và 26/10.